Ai cũng sẽ có con đường đi cho riêng mình, điểm bắt đầu, thứ để bắt đầu. Sau những thất bại chúng ta sẽ có những bài học đáng quý. Không có con đường nào là bằng phẳng.
Sau những thất bại chúng ta sẽ mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Dưới đây là những bài học được đúc kết từ những kinh nghiệm của các doanh nhân đi trước dành cho những người mới bắt đầu khởi nghiệp.

Khách hàng không thể nói cho bạn biết họ cần gì
Những khách hàng nhiều khi không biết họ cần gì cho đến khi bạn chỉ cho họ biết điều họ muốn. Bạn hãy cho khách hàng biết điều họ cần thay vì đợi họ nói ra để bạn bắt đầu đi làm ra sản phẩm đó.
Nếu một sản phẩm là hữu ích, hãy nói cho họ biết sản phẩm của bạn là cần thiết với họ.
Luôn luôn đổi mới
Thời đại không ngừng thay đổi. Những gì phù hợp với ngày hôm nay chưa chắc đã phù hợp với ngày mai. Phải luôn đổi mới cho phù hợp, tránh nhàm chán. Đừng bao giờ biết đến hài lòng, mà phải luôn thay đổi để đặt đến ngưỡng cao nhất.
Thử thách càng lớn thành quả càng cao
Khi bỏ nhiều công sức vượt qua những thử thách lớn, chắc chắn bạn sẽ đem lại được những thành quả cao.
Quay trở lại thời iPhone được coi là một thử thách vô cùng lớn về công nghệ, họ phải mất không biết bao nhiêu thời gian làm việc hết sức nỗ lực để có được thành quả như ngày hôm nay.
Đặt vấn đề hiệu quả lên trên hết
Khi đã là một nhà lãnh đạo, bạn luôn có khả năng bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên, hãy lắng nghe tất cả những quan điểm của nhiều người và sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình khi nó hiệu quả hơn.
Tự trở thành chuyên gia
Là một doanh nhân, bạn phải tự tìm hiểu mọi thứ, đừng phụ thuộc vào người khác. Hãy để những chuyên gia lắng nghe bạn thay vì bạn phải lắng nghe và làm việc rập khuôn theo chuyên gia.
Giá trị khác với giá thành
Mỗi sản phẩm đều có một mức giá nào đó, và đôi khi những giá trị mà chúng có được còn cao hơn rất nhiều.
Những giá trị đó bao gồm sự sang trọng, đẳng cấp nổi bật, thân thiện với người sử dụng, hiệu suất cao v.v… Bạn cần quan tâm đến giá trị mà sản phẩm nhận được chứ không chỉ là giá thành của sản phẩm.

Có những điều cần phải có lòng tin mới thấy được
Nếu bạn không tin tưởng thành công sẽ không bao giờ đến. Bạn phải tin vào cái mình đang làm, vì nếu không thì mỗi khi gặp khó khăn bạn sẽ rất dễ nản và bỏ cuộc.
Rất có thể mô hình kinh doanh nhỏ sẽ gặp không ít khó khăn vào lúc đầu, nhưng nếu khéo léo và thông minh, thì bạn vẫn có thể phát triển từ từ rồi mở rộng quy mô của mình.
Điều này phụ thuộc vào khả năng phân tích và sắp xếp nguồn lực của bạn, nếu lập được một kế hoạch chi tiết, đi đúng hướng thì bạn vẫn có thể thành công.
Một CEO thực sự phải là người trực tiếp giới thiệu sản phẩm
Nếu bạn là một người lãnh đạo và bạn có một sản phẩm, bạn phải chịu trách nhiệm trình bày về sản phẩm của mình. Cho dù bạn không phải là một người trình bày hoàn hảo, nhưng người tạo ra sản phẩm là người có thể nói về nó một cách đam mê nhất.
Một doanh nghiệp thực sự phải tung ra sản phẩm để học hỏi
Đừng chờ đợi đến khi có một sản phẩm “hoàn hảo”. Nhưng cũng không có nghĩa là nên tung ra những sản phẩm vớ vẩn. Phải luôn làm sao có những sản phẩm đột phá nhưng vẫn tồn tại những thứ vớ vẩn trong đó.
Chúng ta vẫn tung nó ra và khắc phục sửa chữa những cái khuyết điểm còn tồn tại ấy.

Người giỏi cần thuê những người giỏi để phát triển
Trong bước đầu khởi nghiệp, một công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc trong những giai đoạn quan trọng sẽ cần thuê những người giỏi để giúp công ty vượt qua và phát triển.
Khi công ty phát triển hơn và các vấn đề về tài chính ổn định hơn, những người có quyền lực sẽ có xu hướng thuê những người không giỏi bằng mình để đảm bảo cho vị trí của cá nhân.
Những người loại B này sẽ đi thuê những người loại C và chính điều này sẽ khiến chất lượng làm việc của cả công ty xuống dốc cực kỳ nghiêm trọng.
Chúng ta học được bài học ở đây, là nếu được, hãy chỉ thuê những người giỏi nhất, và nếu có thể, hãy thuê những người giỏi hơn chính bạn.
(Nguồn: Ezweb.vn)